Thời gian qua, một số tuyến giao thông đường bộ tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông khá cao. Nguyên nhân chính là do tại các điểm đen thiếu tình sự bố trí lắp đặt gờ giảm tốc, dẫn đến ý thức người tham gia giao thông phóng nhanh, vượt ẩu ở ngã tư, ngã ba giao nhau giữa đường bộ và đường sắt.

Gờ giảm tốc là một dạng vạch sơn kẻ đường, có chiều dày không quá 6mm, có tác dụng cảnh báo ( thông qua việc gây ra tác động nhẹ lên phương tiện) cho người tham gia giao thông biết trước vị trí nguy hiểm, cần giảm tốc độ và chú ý quan sát để đảm bảo an toàn giao thông.

Hiện nay, đã có một vài tiều liệu hướng dẫn tạm thời về kích thước cũng như cách bố trí gờ giảm tốc độ tại nút giao với đường sắt nhằm cảnh báo người điều khiển phương tiện xe cơ giới đường bộ biết để giảm tốc tại các khu vực điểm đen.

Các mẫu gờ giảm tốc hiện nay


1 Gờ giảm tốc bằng cao su


Gờ giảm tốc bằng cao su cao cấp chất lượng tốt được biết đến nhiều nhất trong các dòng gờ giảm tốc việt nam và được lắp đặt ở các tầng hầm các khu chung cư cao tầng, trung tâm thương mại lớn, dốc các hầm gửi xe, hay trong các cơ quan trường học, khu công nghiệp sản xuất.

Thông số kỹ thuật gờ cao su giảm tốc trên đường:

 

 

Mã sản phẩm

Bộ phận

Chiều dài

Chiều rộng

Chiều cao

Khối lượng

PSHM01

PHSE01

Thân

500mm

350mm

50mm

8kg

Đoạn đầu cuối  

250mm

4kg

 

PHSM02

PHSE02      

Thân

250mm

350mm

50mm

4kg     

Đoạn đầu cuối

250mm

4kg

 

Gờ giảm tốc hiện nay chủ yếu là gờ giảm tốc bằng cao su được thiết kế bằng chất liệu siêu bền cao su tổng hợp, chịu trọng lực lớn, chịu được thời tiết khắc nghiệt của môi trường với nhiệt độ từ -32 đến 65 độ, sản phẩm chắc chắn, giảm ma sát với bánh xe, bền, tuổi thọ sử dụng cao, không gây tiếng ồn, có tính năng giảm xóc, có khả năng chống lại va đập tốt.

 

Gờ giảm tốc bằng cao su được sản xuất với chất liệu cao su tổng hợp, vững chắc với 2 màu vàng đen chịu được trọng tải lớn, chịu được điều kiện khắc nghiệt của thời tiết với nhiệt độ từ -35 độ đến 65 độ C, giảm ma sát với bánh xe, không gây ồn, có tính giảm xóc, khả năng chống lại va đập tốt

 

2 Gờ giảm tốc di động


Gờ giảm tốc di động là sản phẩm có độ linh hoạt cao, phù hợp với nhiều địa hình và vị trí khác nhau trong giao thông đường bộ. Sản phẩm được phân biệt thành phần đầu bằng cao su (không có phản quang) và các miếng thân gờ được gắn phản quang, các bộ phận được nối với nhau bằng mối ghép chắc chắn.

Kích thước gờ giảm tốc: 3000mm (dài) x 250mm (rộng) x 25mm (cao). Trọng lượng 11kg. Gờ giảm tốc di động chịu được tải trọng 20 tấn.

Ưu điểm của gờ giảm tốc di động là chính là khả năng linh hoạt, dễ dàng cuộn lại ddeer di chuyển trong những trường hợp cần thiết.

Gờ giảm tốc di động

                                               Hình ảnh gờ giảm tốc di động

3 Gờ giảm tốc độ phản quang


Tính đến thời điểm hiện tại, gờ giảm tốc độ phản quang là một trong những các thiết bị giao thông phổ biến được sử dụng rộng rãi trên toàn quốc, là biện pháp hạn chế tai nạn giao thông.

Gờ giảm tốc phản quang được làm bằng chất liệu cao su, có gắn ốc chắn chắn. Kích thước thân gờ:  (dài x rộng x cao): 500x350x50mm -- Kích thước mép:  250x350x50mm.

Gờ giảm tốc này được gắn với băng phản quang hạt vàng bằng loại keo siêu dính. Băng hạt giúp tạo tầm nhìn rõ ràng hơn cho các tài xế vào cả ban ngày lẫn ban đêm. Chất liệu cao su tổng hợp, chịu được nhiệt độ -32 đến 65 độ C, sản phẩm chắc chắn, bền, chịu được lực nén trong thời gian dài, tuổi thọ sử dụng cao, độ hao mòn gây ra cho xe ít, không tiếng ồn, có tính năng giảm xóc, có khả năng chống lại va đập tốt.

Thân gờ giảm tốc phản quang có đệm mềm nhất định, không gây rung lắc khi phương tiện di chuyển qua. Giữa các đốt có đường vân đặc biệt chống trơn trượt

Cấu tạo gờ giảm tốc


Gờ giảm tốc bố trí theo từng cụm. Thông thường, mỗi phía bố trí 3 cụm vạch; trường hợp đường bộ chạy song song, liền sát đường sắt mà có đoạn đường bộ chuyển tiếp ngắn, thì có thể bố trí số vạch, số cụm vạch và cự ly cụm vạch nhỏ hơn. Tuy nhiên tùy điều kiện thực tế mà bố trí số cụm vạch gờ giảm tốc từ 1-:-3 cụm, trường hợp đoạn đường bộ ngắn có thể kẻ số vạch, số cụm ít hơn cho phù hợp. Không bố trí gờ giảm tốc trên chiều lên dốc có dốc dọc > 6%.

Trước các điểm đen có bố trí gờ giảm tốc, cần phải bố trí các biển cảnh báo giúp lái xe chủ động giảm tốc độ tránh bất ngờ gây ra các tai nạn không mong muốn

Gờ giảm tốc độ

Vai trò của gờ giảm tốc độ


Gờ giảm tốc đóng vai trò quan trọng trong điều phối giao thông. Là thiết bị an toàn giao thông cần thiết lắp đặt tại các “ điểm đen” các khu vực giao nhau, hay hầm gửi xe có độ dốc cao trong các khu chung cư,...

Thực tế báo cáo nhận định từ các địa phương, các tỉnh thành trên cả nước, từ khi gờ giảm tốc được đưa vào áp dụng trong giao thông đường bộ. Các vụ tai nạn giao thông tại các tuyến đường nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông giảm hẳn. Không còn bắt gặp tình trạng lạng lách, phóng nhanh, vượt ẩu trên các tuyến phố.

Tuy nhiên, nếu lạm dụng lắp đặt gờ giảm tốc không đúng vị trí sẽ như “ con dao hai lưỡi ” gây hoang mang, lo lắng cho người dân. Theo quy định, gờ giảm tốc phải đặt cách khu vực giao nhau nguy hiểm từ 15m đến 20 m nhằm báo hiệu cho các phương tiện chủ động giảm tốc.

Nhằm góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phòng ngừa các tai nạn và ùn tắc trên cách tuyến phố trọng điểm đã có công văn gửi lãnh đạo UBND thành phố kiến nghị Sở giao thông vận tải và đơn vị quản lý giao thông sớm triển khai lắp đặt gờ giảm tốc nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông.

Xem thêm:  Bố trí gờ giảm tốc như thế nào là hợp lý?