Việt Nam là một quốc gia nằm ở cực đông bán đảo Đông Dương có địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ. Sự chênh lệch độ cao giữa đồi núi và đồng bằng tạo nên những con đèo ngoạn mục - đẹp nhưng vô cùng nguy hiểm với những khúc cua “ tử thần ” hiểm trở gây nên những nỗi ám ảnh cho các tài xế cần có sự đầu tư nâng cấp các thiết bị giao thông để đảm bảo an toàn cho cho các phương tiện

Khám phá 5 cung đường đèo nguy hiểm nhất Việt Nam

1 Đèo mã Pì Lèng ( Hà Giang )

Đèo mã Pi Lèng - vua của các con đèo Việt Nam thuộc Hà Giang, nằm trên con đường Hạnh Phúc nối liền tp. Hà Giang, huyện Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc dài khoảng 20 km. Đèo “ sống mũi con ngựa ” uốn lượn qua cách vách núi, vượt đỉnh Mã Pì Lèng có độ cao 2000 mét so với mực nước biển, dưới chân là vực sâu sông Như Quế như xẻ đôi đỉnh Mã Pì Leng, bên còn lại là Săm Pun, nơi có cột mốc biên giới cửa khẩu thông sang Điền Bồng, Trung Quốc.

Đèo Mã Pì Lèng tuy không dài nhưng là cung đèo hiển trở bậc nhất ở vùng núi biên viễn phía bắc là 1 trong tứ đại đỉnh đèo của vùng núi tây bắc. Đèo Mã Pì Lèng Sở hữu vẻ đẹp hùng vĩ thu rừng núi hút những thanh niên trẻ yêu thích trinh phục các con đường. Trái ngược với vẻ đẹp ấy chính nguy hiểm luôn rình rập cánh tài xế mỗi lần đánh cua.

Top 5 đèo hiểm trở khiến tổ lái lạnh gáy

Được biết, để tạo nên đoạn Mã Pì Lèng, các thanh niên cảm tử đã phải treo mình trên vách núi đục từng centimet đá để làm đường trong 11 tháng. Sau khi hoàn thành, đèo có 9 khúc cua uốn quanh bên vách đá dựng đứng, dưới là vực thẳm hun hút. Bởi có rất nhiều khúc cua tay áo, tại các khu vực có đoạn cua nguy hiểm thường được lắp đặt các biển báo hiệu, gương cầu lồi giúp các phương tiện quan sát rộng hơn tránh tai nạn thương tâm khi lưu thông qua Hà Giang.

2 Đèo Pha Đin

Đèo Pha Đin là cung đường nối liền 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên. Tên gọi Pha Đin xuất phát từ tiếng dân tộc Thái, trong đó “ Phạ “ là “ trời “ Đin” nghĩa là đất. Thế đỉnh Pha Đin được xem như là nơi tiếp giáp đất trời.

Địa thế Pha Đin mỏng manh, chênh vênh giữa 1 bên là vách núi, 1 bên là vực sâu hun hút. Độ dốc của đèo khoảng 10%, có chỗ 12 đến 15% thậm chí có những đoạn cua cục bộ lên đến 19 %. Đèo Pha Đin có 8 cung đường cua nguy hiển, bán kính đường cong dưới 15m, bên cạnh đó là vô vàn khúc cua tay áo, cua chữ A, chữ Z. Điểm nguy hiểm bởi đèo Pha Đin không phải núi đá vôi như các con đèo khác mà là nền đất tương đối yếu dễ xảy ra tình trạng sạt lở vào mùa mưa.

Top 5 đèo hiểm trở khiến tổ lái lạnh gáy1

Năm 2005, chính phủ đã đầu tư nâng cấp tuyến quốc lộ 6 lên Tây Bắc đến năm 2009 hoàn tất, chia đèo Pha Đin thành 2 tuyến cũ và mới từ ngã 3 đỉnh đèo. Đèo Pha Đin mới được xây dựng bám theo sườn núi phía trái quốc lộ 6 cũ, chiều dài còn 60 km với khoảng 60 khúc cua, mặt đường rộng gấp 2 lần so với trước. Từ khi được đưa vào sử dụng, đèo Pha Đin mới giúp xe cộ lưu thông an toàn hơn. Đèo Pha Đin cũ hiện còn người dân bản địa hay các du khách ưu mạo hiểm tìm đến chinh phục

3 Đào Ô Quy Hồ

Đây là một con đèo giữ kỷ lục về độ dài tại vùng núi Tây Bắc - Việt Nam với chiều dài lên tới gần 50 km. Là cung đường ngoằn nghoèo trên quốc lộ 4D trong đó ⅔ quãng đường thuộc địa phận huyện Tam Đương - Lai Châu; ⅓ quãng đường còn lại nằm ở Sapa - Lào Cai. Đỉnh đèo Ô Quy Hồ giữa mây núi ngút ngàn còn được gọi với cái tên Cổng Trời.

Top 5 đèo hiểm trở khiến tổ lái lạnh gáy2

Tuyến đường này hiện được nâng cấp tốt, trở thành một cung đường xe cộ đi lại thường xuyên hơn. Tuy vậy, một bên là vực sâu, 1 bên là vách đá đứng đường đèo uống lượn quanh co lên xuống liên tục theo độ chập chùng của dãy núi khiến cho những người chinh phục có những pha đổ đèo, cắt cua “ tái mặt ” chỉ cần 1 giây bất cẩn cả người và xe của bạn sẽ rơi xuống vực. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất nên đi ban ngày, tránh tầm nhìn bị hạn chế và nên giữ tốc độ vừa phải để có thể xử lý tình huống bất trắc xảy ra.

4 Đèo Bắc Sum

Đèo bắc xum nằm giữa Vị Xuyên và Quảng Bạ, uốn lượn ngoằn ngoèo đưa du khách đến với hành trình khám phá cao nguyên đá Đồng Văn. Thuộc địa phận của tỉnh Hà Giang, đèo Bắc Sum được dân phượt nhắc đến như Pha Đin thứ 2 của miền Bắc. Từ đỉnh Bắc Sum nhìn xuống phía dưới, bạn sẽ thấy những con đường nhỏ uốn lượn và những ngôi nhà chênh vênh trên các ngọn núi cao. Con đèo nổi bật với những đường nhỏ uốn lượn, ngoằn ngoèo sẽ mang lại cho những bạn ưu mạo hiểm cảm giác rất thú vị.

Top 5 đèo hiểm trở khiến tổ lái lạnh gáy3

5 Đèo Đá Đẽo ( Quảng Bình)

Từ Đồng Hới, đi theo đường Hồ Chí Minh lên đèo Đá Đẽo khoảng 100 km được trải nhựa phẳng lì. Đèo dài 17km, thuộc địa phận xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa ( Quảng Bình )

( xây dựng gờ giảm tốc) với những khúc cua tay áo và cánh rừng già nguyên sinh.

Đèo Đá Đẽo chính là cung đường hiểm yếu nhất trên suốt đoạn Đông Trường Sơn của đường HCM.

Chính bở nhiều dốc quanh co, qua nhiều khe suối dựng đứng, nền đất mềm yếu tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông. Nền đường nhiều đoạn phức tạp, thường xuyên có sụt lở.

Chỉ trong vòng 1 năm, tại Km 919+200 và Km 919+900 trên đường Hồ Chí Minh đoạn qua Đèo Đá Đẽo đã xảy tới 4 vụ tai nạn nghiêm trọng. Theo công án giao thông huyện Minh Hóa, nguyên nhân gây ra các vụ tai nan giao thông ở cua dốc đèo do lái xe đổ đèo tốc độ cao khi gặp khúc cua không kiểm soát được tốc độ. Để đảm bảo an toàn giao thông cho người và phương tiện qua lại khi đi qua đây. Tổng cục Đường đã đầu tư kinh phí, xử lý những điểm đen  bằng cách làm gờ giảm tốc trên mặt đường để cảnh báo phương tiện giao thông giảm tốc độ khi đổ đèo.

Top 5 đèo hiểm trở khiến tổ lái lạnh gáy4


Trên đây là 5 đèo hiểm trở có nhiều khúc cua tử thần nhất Việt Nam. Các cung đường đèo luôn thu hút bở vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ núi rừng. Tuy nhiên, cần đảm bảo an toàn cho người và phương tiện thì Tổng cục Đường bộ Việt Nam cần nâng cấp thêm chất lượng các tuyến đường, lắp đặt các biển cảnh báo nguy hiểm, tại các khúc cua tay áo cần sử dụng gương cầu lồi mở rộng tầm nhìn lái xe, lắp đặt gờ giảm tốc độ tại các điểm đen hạn chế các tai nạn giao thông.