Rác thải y tế phát sinh ra trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế bao gồm rác thải y tế thông thường, rác thải y tế độc hại ( hóa chất, phóng xạ) và rác thải y tế có khả năng lây nhiễm. Rác thải y tế đặc biệt nguy hiểm nếu không được xử lý đúng cách, thế nên luôn có những quy định về màu sắc thùng rác y tế cũng như thực hiện kiểm soát lượng rác thải trong suốt quá trình từ phát sinh đến tiêu hủy gồm có 5 khâu.

Quy trình xử lý rác thải y tế

1. Phân loại rác y tế

Theo quy định của các bệnh viện, sở y tế, rác thải rắn được chia thành 4 loại:

  • Chất thải phóng xạ, hóa học

  • Chất thải sinh hoạt

  • Chất thải lây nhiễm

  • Chất thải tái chế

Mọi nhân viên của các phòng khám, bệnh viện cần tuân thủ, tự rác phân chia chất thải theo đúng quy định và cho vào các thùng thu gom thích hợp. Thùng rác y tế màu vàng đựng chất thải có khả năng lây nhiễm như kim tiêm, bông băng dính máu hay dịch. Thùng rác đựng rác thải nguy hại như vỏ thuốc, các loại chai lọ phòng thí nghiệm bắt buộc phải có màu đen. Rác thải tái chế sẽ được phân loại và cho vào những thùng rác y tế màu trắng. Thùng rác xanh lá cây chính là thùng đựng rác sinh hoạt thông thường.

                                                          Các khâu trong xử lý chất thải rắnNhững điều cần biết về xử lý rác thải y tế

2. Thu gom và xử lý chất thải

 

Hằng ngày đội thu gom rác thải phải đến mỗi khoa để mang rác về nơi quy định, bên cạnh đó còn phải sử dụng các loại xe chuyên dụng phải có đậy nắp kín tránh tình trạng mùi hôi bốc ra trong ảnh hưởng đến mọi người trong quá trình thu gom vận chuyển rác đến các nơi tập trung đúng quy định của bệnh viện (5h sáng, 11h30’ trưa, 18h tối).

Trong mỗi bệnh viện đều xây dựng một khu vực riêng tập chung chất thải từ các khoa, các phòng bệnh vận chuyển về địa điểm tập kết bên trong bệnh viện. Nhân viên vệ sinh có trách nhiệm kiểm tra và thu gom rác thải từ phòng khám về khu vực chứa. Các túi rác phải được gom vào thùng rác y tế 240 lít tại khu tập kết của bệnh viện. Đặc biệt các loại rác y tế nguy hại phải được đóng gói kỹ càng trong thùng carton hay là cho vào các loại thùng chuyên dụng màu đen trước khi được mang đi xử lý.

3 Xử lý chất thải y tế

Những điều cần biết về xử lý rác thải y tế1                          Quy trình xử lý chất thải bệnh viện

4. Lưu trữ và tiêu hủy rác thải y tế

Các bệnh viện đều có nhà rác riêng, và có đầy đủ phương tiện lưu trữ hoặc hệ thống xử lý tiêu hủy chất thải theo từng loại.

Một số quy định về nhà chứa rác y tế

– Vị trí nhà chứa rác cần cách xa nơi chuẩn bị đồ ăn, xa nơi công cộng ( có nhiều người qua lại) và lối đi.

– Có phân chia chất thải y tế riêng biệt với chất thải sinh hoạt.

– Phải được trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ cá nhân cho các nhân viên thu gom, có các vật dụng và hóa chất cần thiết để có thể làm vệ sinh và xử lý chất thải.

– Có nhà chứa được xây dựng kín đáo nhằm tránh gây ô nhiễm môi trường trong quá trình lưu trữ.

Sau thời khi được phân loại và xử lý tại nhà chứa, các chất thải sinh hoạt và chất thải y tế lưu trữ tại bệnh viện bắt buộc phải chuyển đi theo tần suất 2 lần/ngày. Chất thải y tế sẽ được giữ lạnh để tránh sự sinh sôi của vi khuẩn, rồi sau đó sẽ được các công ty chức năng mang đi thiêu hủy tại các lò thiêu hủy. Còn các loại chất thải sinh hoạt sẽ được vận chuyển tới bãi rác theo đúng như hợp đồng đã kí với công ty chức năng.

Việc vận chuyển rác thải phải có hồ sơ và giấy tờ theo dõi mỗi ngày, tránh trường hợp tuồn các loại phế thải nguy hại ra bên ngoài để nhằm mục đích tái chế lại. Đối với các loại chất thải, phủ tạng người hoặc xác động vật (dù là nhiễm khuẩn hay chưa nhiễm khuẩn) thì đều phải được đem đi thiêu tránh gây ô nhiễm cho môi trường.

Bạn đang cần tìm mua thùng rác đảm bảo quy định của bệnh viện, hãy đến với công ty chúng tôi. Đại lý cung cấp thùng rác bệnh viện với mức giá hữu nghị, thời gian bảo hành lâu dài.