Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại xe đẩy hành lý với thiết kế khác nhau cùng với cách vận hành cũng có đôi chút khác biệt. Bạn nên tìm hiểu kỹ và xác định rõ loại xe cần dùng.

1. Loại xe đẩy nào phù hợp với khu vực sân bay.

a. Chất liệu:

Sản phẩm sử dụng tại khu vực sân bay nên được sử dụng chất liệu hợp kim nhôm chống oxi hóa hoặc inox sáng bóng đem lại sự hiện đại và chuyên nghiệp.
Kiểu dáng thiết kế: Xe đẩy hành lý giành cho khu vực này trên thế giới và Việt Nam thường là loại xe đẩy hình chữ L được làm bằng hợp kim nhôm sáng bóng. Bề mặt phía dưới không giống xe đẩy hàng  được làm bằng tấm kim loại phẳng lớn mà được tạo hình với những khung lớn chắc chắn có lỗ thoáng.

b. Bánh xe đẩy: 

Có nhiều yếu tố phải xem xét để có thể lựa chọn được loại bánh xe phù hợp với khu vực của bạn. Có một số yếu tố quan trọng nhất cần chú ý:

- Tải trọng: Tải càng nặng bánh xe cần sử dụng càng lớn. Tải trọng cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính dễ lăn của bánh xe.

- Mặt sàn: Với khu vực máy bay thường là sàn gạch, sàn đá,… bề mặt nhẵn bóng vì vậy chất liệu cao su sẽ phù hợp để bám dính với nền, chống trơn trượt giúp dễ dàng di chuyển hơn so với những lốp nhựa cứng.

- Cấu tạo bánh xe: Thường dành cho hành khách sử dụng vì vậy sử dụng dễ dàng là yếu tố không thể thiếu. Cấu tạo bánh xe nên là hệ thống 3 hoặc 4 bánh xe. Hệ thồng 3 bánh xe sẽ có 2 bánh sau cố định và 1 bánh trước có trục xoay để dễ dàng chuyển hướng và tất cả bánh xe có cùng kích thước. Còn với hệ thống 4 bánh xe vẫn sẽ có 2 bánh sau cố nhưng thay vì 1 bánh lớn thì được dùng bằng 2 bánh nhỏ phía trước với trục xoay điều hướng di chuyển.

- Bảng quảng cáo: Chắc chắn không thể bỏ quá cơ hội quảng cáo ở bất kỳ sản phẩm nào sử dụng miễn phí. Xe đẩy hành lý dành cho sân bay thường phải có mặt lưng là một tấm bảng, có thể dễ dàng dán thêm các catalog quảng cáo phía trước và sau để giới thiệu về doanh nghiệp bạn hoặc cho thuê với mục đích thu lại lợi nhuận.

2.  Hướng dẫn sử dụng đúng cách:

a. Cách vận hành:

Không giống như xe đẩy hàng hóa thông thường, xe đẩy hành lý sân bay được có cách vận hành an toàn hơn với thiết kế phanh tự động để dễ dàng cố định để chất đồ. Bạn chỉ có thể di chuyển khi đặt tay lên vị trí thanh tay vịn ngang phía sau xe và hơi ấn xuống. Khi muốn dừng lại bạn chỉ việc thả tay xe sẽ tự động hãm phanh.

Thanh vịn di chuyển xe đẩy hành lý sân bay

b. Tốc độ di chuyển:

Trong điều kiện nhiệt độ bình thường và điều kiện mặt sàn bằng phẳng, bạn đẩy xe tăng tốc từ từ và tốc độ  tối đa không vượt quá tốc độ đi bộ của người (<10 km/h).

Thông thường, bánh xe có đường kính dưới 100mm, tốc độ dưới 5km/h. Vì vậy với những xe đẩy sử dụng 4 bánh xe sẽ có 2 bánh trước nhỏ bạn sẽ phải sử dụng với tốc độ chậm hơn so với sử dụng 3 bánh xe đều nhau.

Đồng thời bạn tránh các lực tác động đột ngột tới chuyển động của xe như: va chạm với chướng ngại vật trên đường, rung lắc khi di chuyển, vv….

 Ngoài ra bạn không nên để bánh xe, xe đẩy phải hoạt động liên tục trong thời gian dài do ma sát trong quá trình vận hành sẽ làm gia tăng nhiệt độ tại các điểm tiếp xúc và khớp nối, đẩy nhanh quá trình mài mòn.

c. Bảo dưỡng định kỳ và vệ sinh xe đẩy:

Nên tham khảo sự tư vấn của người bán hàng về chế độ bảo dưỡng định kỳ cho xe đẩy của mình. Bởi vì mỗi một dòng xe đẩy có thiết kế khác nhau nên cũng có một lịch bảo trì riêng.

Thường xuyên tra dầu và bôi trơn định kỳ cho xe đẩy. Đồng thời cũng phải vệ sinh, loại trừ các vật lạ cuốn theo bánh xe, phát hiện những hỏng hóc, vết nứt trên xe kịp thời để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Lưu ý: mỗi loại xe đẩy hành lý có ổ lăn khác nhau như: ổ bi, ổ đũa, ổ Delrin…Bạn nên tìm hiểu kĩ để có chế độ bảo dưỡng phù hợp.

9 nguyên tắc an toàn khi sử dụng xe đẩy:

- Xếp hàng dàn đều căn cứ theo trọng tâm của xe đảy. Không nên xếp hàng thiên về một bên, sẽ khó đẩy và dễ gây lật xe.

- Khi vận hành xe đẩy có lắp bánh xe cố định, bạn tránh tác động lực ngang vào bánh xe loại này. Nếu lực tác động mạnh hoặc lâu dài sẽ khiến bánh xe bị vặn, xoắn gây lệch trục làm giảm tuổi thọ của sản phẩm.

- Không đẩy xe trên cầu thang, bánh xe rất dễ bị hư hỏng do các lực tác động không tự nhiên: rung chấn, lực quán tính khi xe "rơi" từ bậc trên xuống bậc dưới.

- Không móc nối hệ thống xe đẩy với xe kéo, xe điện. Vận tốc và khả năng gia tốc của các loại xe này không phù hợp với tốc độ di chuyển cho phép của hệ thống xe đẩy.

- Sử dụng hệ thống xe đẩy đúng mục đích. Không leo trèo, đùa nghịch trên xe.

- Kiểm tra bánh xe có ở trạng thái phanh hay không trước khi đẩy.

- Thiết kế của phanh chỉ cần lực tác động bình thường của chân người sử dụng, tuyệt đối không dùng vật nặng gõ, đập vào phanh có thể gây trật gá lắp phanh.

- Nhấn phanh khi dừng, đỗ xe đẩy ở những nơi có địa thế dốc.

- Chú ý ảnh hưởng của điều kiện thời tiết tới hoạt động bình thường của bánh xe, xe đẩy.