Biển báo giao thông đường bộ là những biển báo hiệu được bố trí ven các tuyến đường giao thông cung cấp thông tin, điều hướng luồng di chuyển người và phương tiện tham gia giao thông.


Bắt đầu từ những năm 1930, Việt Nam áp dụng các loại hình biển báo giao thông hình ảnh đơn giản hóa biển báo và giảm thiểu rào cản ngôn ngữ tăng cường an toàn giao thông.


Người tham gia giao thông cần hiểu rõ và tuân thủ đúng theo các hiệu lệnh của biển báo giao thông tránh tình trạng bị phạt tiền hoặc các trường hợp tai nạn xảy ra.



1 Biển báo Cấm


Biển báo cấm dùng để biểu thị các khu vực, các tuyến đường hay lệnh và thời gian cấm đối với từng loại phương tiện, từng khung thời gian. Người tham gia giao thông bắt buộc phải chú ý và chấp hành các điều đã được cảnh báo cấm trên biển.

Biển báo cấm


Nhóm biển báo cấm gồm 39 kiểu được đánh số từ 101 → 139.


Dấu hiệu nhận biết biển báo cấm: Các biển báo giao thông áp dụng lệnh cấm cho các phương tiện tham gia giao thông đường bộ thường có dạng hình tròn, Viền đỏ, nền màu trắng với hình vẽ đen.



2 Biển báo Nguy Hiểm


Biển cảnh báo nguy hiểm được dùng tại các khu vực nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn. Mục đích biển cảnh báo này để báo hiệu cho người người khiển phương tiện giao thông, chủ yếu là những lái xe cơ giới nắm rõ mức độ nguy hiểm của tuyến đường phía trước có các biện pháp dự phòng.

Biển báo nguy hiểm

Thường bắt gặp các biển cảnh báo nguy hiểm trong các tuyến phố nội thành Hà Nội tại những khúc giao nhau với đường ưu tiên, giao nhau với đường sắt. Bên cạnh việc lắp đặt biển báo, tại các khu vực này, đơn vị giao thông sẽ bố trí thêm gờ giảm tốc áp chế tốc độ phương tiện.


Khi gặp biển báo nguy hiểm, các lái xe phải giảm tốc độ tránh các tai nạn xấu xảy ra. Nhóm biển báo nguy hiểm có 47 kiểu, đánh số từ 201 → 247.


Dấu hiệu nhận biết: Có dạng tam giác đều, viền đỏ, nền vàng và hình vẽ màu đen.



3 Biển báo Chỉ Dẫn


Biển chỉ dẫn mục đích giúp người tham gia biết thêm những định hướng cần thiết hay giúp chúng ta tham gia giao thông thuận lợi, tránh tình trạng lạc, nhầm đường.

Biển chỉ dẫn


Biển chỉ dẫn giao thông gồm 47 kiểu, đánh số từ 401→ 447. Đây là nhóm biển báo giao thông có nhiều biển nhất.


Dấu hiệu nhận biết: Có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, hình vẽ trắng trên nền xanh.


4 Biển báo Hiệu Lệnh


Biển báo hiệu lệnh là biển cảnh báo người tham gia giao thông thi hành theo.


Biển báo hiệu lệnh gồm 10 kiểu và được đánh số từ 301→ 310.

Biển hiệu lệnh


Dấu hiệu nhận biết biển báo hiệu lệnh giao thông đường bộ: Nhóm biển báo có dạng hình tròn, nền xanh với hình vẽ màu trắng.


5 Vạch kẻ đường


Vạch kẻ đường cũng được xem là một dạng biển báo nhằm hướng dẫn, điều khiển giao thông giúp đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.

Vạch kẻ đường


Vạch kẻ đường có 2 loại là vạch kẻ đứng là vạch kẻ ngang.


6 Biển báo Phụ


Biển báo phụ được kết hợp cùng các biển báo giao thông khác như biển cấm, biển cảnh báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn,... để làm rõ thông tin các biển báo kia hơn.


Nhóm biển báo phụ có 9 kiểu, được đánh số từ 501→ 509.


Biển Phụ- Biển báo giao thông


Dấu hiệu nhận biết: Có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng, hình vẽ màu đen, thường nằm dưới các biển báo chính.


Mỗi biển báo tương đồng với 1 thiết bị giao thông mang đến an toàn bắt buộc người tham gia giao thông phải tuân thủ. Nếu vi phạm sẽ có những hành lý, biên bản xử phạt riêng từng điều luật được áp dụng. Nắm rõ thông tin cung cấp trên tầng biển báo, chúng ta có thể tránh mất tiền oan trong nhiều trường hợp.

                                                                                                                                              http://greenplanet.com.vn/